Độc đáo thuyền phòng ở miền Tây

Thuyền phòng - sản phẩm lưu trú độc đáo mới xuất hiện ở TP. Cần Thơ thú hút du khách bởi sự mới lạ và đậm chất vùng sông nước Nam bộ.

Đẩy mạnh công tác bảo tồn rùa biển tại Vườn quốc gia Côn Đảo

Vườn quốc gia Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) được ghi nhận là nơi có môi trường sinh sống và đang thực hiện tốt công tác bảo vệ rùa biển. Số rùa biển về đẻ trứng tại Côn Đảo chiếm 90% số lượng rùa biển của Việt Nam.

Hoàng Su Phì: Nâng tầm cá chép ruộng thành sản phẩm Du lịch

Hoàng Su Phì có trên 3.800 ha đất trồng lúa, thì có khoảng 70% diện tích ruộng lúa được người dân thả nuôi cá chép ruộng, bình quân mỗi ha người dân thu được khoảng 40 đến 60kg. Vài năm trở lại đây con cá chép ruộng đã mặc nhiên trở thành nguyên liệu chính cho nhiều món ăn đặc biệt ở huyện Hoàng Su Phì mỗi dịp mùa vàng. Ở những vùng phát triển du lịch, trải nghiệm bắt cá chép ruộng đã trở thành một đặc sản của ngành công nghiệp không khói.

Cần Thơ: Phong Điền phát triển trọng điểm du lịch sinh thái

TP Cần Thơ có các sản phẩm du lịch chính: MICE, sinh thái và sông nước. Trong đó, huyện Phong Ðiền nổi bật với tiềm năng về du lịch sinh thái. Phát huy thế mạnh sẵn có, Phong Ðiền định hướng trở thành địa phương trọng điểm về du lịch sinh thái của thành phố.

Bình Thuận: Khát vọng du lịch Hàm Thuận – Đa Mi

Sau 30 năm tái lập tỉnh, một Đa Mi xanh ngút ngàn bởi thiên nhiên, gợi mở cho huyện Hàm Thuận Bắc, những khát khao phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với nhiều danh thắng như hồ Sông Quao, hồ Hàm Thuận - Đa Mi. Người dân Hàm Thuận Bắc sẽ có một Hàm Thuận - Đa Mi đầy tự hào với thác Chín tầng, thác Sương mù, đồi Sân bay... Hữu tình là thế, thơ mộng là thế, Đa Mi chẳng khác gì Đà Lạt thu nhỏ.

Cà Mau: Thúc đẩy phát triển du lịch U Minh Hạ

Trong định hướng phát triển du lịch của Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ và Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau được coi là tài nguyên du lịch quý giá, có tính đại diện cho hình ảnh du lịch của địa phương. Phát triển du lịch song hành với việc bảo vệ, phát triển bền vững những mảng “phổi xanh” của Cà Mau là bài toán không hề đơn giản, cần làm cẩn trọng, đúng quy định, nhưng cũng không thể chần chừ mãi. Bởi du lịch hoàn toàn có thể mang lại nguồn lực lớn để bảo tồn, phát huy giá trị của các hệ sinh thái ngập mặn, ngập ngọt của địa phương, mang lại sinh kế và nguồn lợi cho cư dân.

Du lịch và lữ hành góp phần bảo tồn tự nhiên

Báo cáo “Nature Positive Travel & Tourism” do Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) công bố ngày 21/9 nhận định, du lịch và lữ hành đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và đảo ngược tình trạng thiên nhiên bị tàn phá.

Bình Thuận: Tánh Linh và đột phá về du lịch sinh thái

“Đã khá lâu rồi, mình mới có dịp trở lại với Thác Bà, Tánh Linh. Không gian vẫn vậy! Phong cảnh hữu tình, mát mẻ bởi tiếng nước suối trong veo chảy róc rách dưới những tảng đá lớn. Bao quanh là núi rừng xanh ngát, tạo cảm giác thật khoan khoái, dễ chịu cho những ai ghé qua”. Đó là lời chia sẻ của một du khách khi đến với Tánh Linh trong dịp lễ Quốc khánh vừa qua.

Sóc Trăng: Khi nông dân làm du lịch

Cồn Mỹ Phước là một điểm du lịch sinh thái nổi tiếng của xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách (Sóc Trăng). Từ khi Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển du lịch ở đây thì người dân cũng bắt đầu hưởng ứng và tham gia làm du lịch sinh thái, phát triển kinh tế gia đình. Nổi bật là ông Ngô Minh Sang - chủ homestay Út Săn.

​​​​​​​Đến Bắc Kạn khám phá du lịch mạo hiểm

Đến Bắc Kạn ngoài được chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng, du khách có thể tham gia khám phá một loại hình du lịch đặc biệt đó là du lịch mạo hiểm, bởi thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này khá nhiều hang động tuyệt đẹp.